Chia sẻ quan điểm ở góc độ của chuyên gia đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, ông Nguyễn Thế Trung, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử nhận định, chọn Chính phủ điện tử là khâu đột phá là một lựa chọn đúng đắn và khả thi.
Tuy nhiên, theo báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, Việt Nam hiện đang đứng thứ 88/193 trên thế giới; đứng thứ 6/11 tại khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Brunei.
Nghị quyết 52 ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Theo chuyên gia Nguyễn Thế Trung, để đạt được mục tiêu trên, vượt qua 2 quốc gia khác cũng khá mạnh trong khu vực ASEAN, Việt Nam cần tìm ra công thức để không tiến tuần tự mà phát triển đột phá.
“Tôi cho rằng, có thể tổng kết một công thức về thành công của “Chính phủ điện tử = Cải cách quản trị công x Chuyển đổi số”. Tôi đề nghị đây là phép nhân, không phải phép cộng”, ông Trung đề xuất.
Tại sao “Chính phủ điện tử = Cải cách quản trị công x Chuyển đổi số”?
Lý giải rõ hơn đề xuất trên, chuyên gia Nguyễn Thế Trung cho biết, theo tổng kết về quá trình của những nước có khoảng 20 năm triển khai Chính phủ điện tử, các rào cản đối với việc người dân tham gia sử dụng Chính phủ điện tử ban đầu có thể gắn với vấn đề công nghệ nhưng sau đó đa phần sẽ là các vấn đề quản trị công.
“Giai đoạn bắt đầu triển khai Chính phủ điện tử, người ta nói đến triển khai dịch vụ công trực tuyến thế nào, văn bản số ra sao? Nhưng sau đó, khi thấy rằng người dân không vào sử dụng dịch vụ, người ta nhận thấy rằng vai trò của quản trị công rất quan trọng. Khi người dân tin tưởng rằng các giải pháp công nghệ có thể mang lại những lợi ích cho họ thì lúc đó tính sử dụng trong Chính phủ điện tử sẽ tăng lên một cách đột biến. Vì thế, việc người dân có dùng hay không các dịch vụ Chính phủ điện tử là vấn đề của quản trị công”, ông Trung phân tích.
Cũng theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Thế Trung, ngược lại, tổng kết kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, xét về hiệu quả đầu tư cho Chính phủ điện tử, nếu như bước đầu vấn đề quản trị công rất quan trọng, thì về lâu dài vấn đề công nghệ lại là yếu tố quyết định.
“Bởi lẽ, nếu chúng ta không có sự định hình về công nghệ nền tảng ngay từ ban đầu, để tình trạng “trăm hoa đua nở”, sử dụng các công nghệ hoặc bị khóa bởi nhà cung cấp hoặc những công nghệ không cập nhật, không thể liên thông với nhau thì sau này chính vấn đề chi phí cho Chính phủ điện tử sẽ làm cho chúng ta không phát triển được Chính phủ điện tử như chúng ta mong muốn. Cho nên, nếu như một trong hai vế - quản trị công hay chuyển đổi số, càng thấp thì Chính phủ điện tử sẽ càng thấp. Và nếu một trong hai vế này bằng 0 thì đương nhiên kết quả cũng sẽ bằng 0”, ông Trung giải thích thêm.
Mặt khác, các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc cũng dựa trên 3 yếu tố gồm dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng CNTT-TT và chỉ số nguồn nhân lực. Phân tích kỹ hơn, có thể thấy rằng trong mỗi chỉ số này đều hàm chứa chất lượng quản trị công và ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Minh chứng cho quan điểm của mình, chuyên gia Nguyễn Thế Trung viện dẫn, kết quả nghiên cứu 20 năm về Chính phủ điện tử tại các nước cho thấy mô hình trưởng thành của Chính phủ điện tử có sự đồng hành từ phía quản trị công và phía CNTT.
“Chúng ta có thể thấy sự tương đồng với các giai đoạn phát triển tại Việt Nam. Trong đó, mô hình trưởng thành này cũng cho chúng ta đích đến rõ ràng của giai đoạn thứ tư, đó là phía Quản trị công cần đẩy mạnh liên thông nghiệp vụ và giảm khoảng cách số, còn phía CNTT cần tạo ra sự chuyển đổi (hay còn gọi là chuyển đổi số)”, ông Trung nêu.
Cần có chiến lược tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến 2030
Cũng trong tham luận tại hội nghị trực tuyến của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, chuyên gia Nguyễn Thế Trung đã chỉ ra hai điểm nghẽn cần chú ý trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Cụ thể, theo ông, quản trị công yêu cầu năng lực quản lý trọn vòng đời và hướng tới mục đích chứ không chỉ là các mục tiêu cụ thể, điều này đạt được bằng việc liên tục bảo đảm chất lượng và đo lường tiến độ, điều này chỉ làm được với việc quản trị dựa trên dữ liệu.
Vì thế, để Chính phủ điện tử phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới, bộ phận quản lý Cải cách hành chính ngoài việc tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính cần phải đưa ra cách làm mới sử dụng dữ liệu để theo dõi, đánh giá, đo lường và chủ động điều hành tại các cấp chính quyền.
Cùng với đó, chuyển đổi số cần nhìn toàn Chính phủ như một tổ chức thống nhất và chuyển đổi hướng tới nhu cầu của người dùng (doanh nghiệp, người dân, công chức). Do đó, đơn vị phụ trách CNTT phải có khả năng xây dựng và vận hành nền tảng Chính phủ điện tử, quản lý tập trung các dự án đầu tư cho các nền tảng này và tạo hệ sinh thái để các cấp Chính quyền phát triển các dịch vụ ứng dụng theo nhu cầu của họ.
Vị chuyên gia này cũng nêu khuyến nghị, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo khi chuyển sang Kiến tạo và bền vững, Việt Nam cần có một chiến lược Chính phủ điện tử hướng tới 2030 đi kèm với một kiến trúc tổng thể thực hiện và một đầu mối quản lý chương trình tổng thể: “Chiến lược này cần thể hiện rõ phép nhân giữa Cải cách quản trị công và Chuyển đổi số sẽ xảy ra ở giai đoạn này để chúng ta có thể đột phá về các chỉ tiêu”.
Đồng thời, Việt Nam cũng cần một đề án tổng thể triển khai Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2023 trong đó gắn kết giữa Cải cách quản trị công và Chuyển đổi số. Đề án này đưa ra cách làm cụ thể và nguồn lực tương ứng để triển khai các nền tảng Chính phủ điện tử song song với các công cụ hỗ trợ quản trị công như báo cáo, phân tích, quản lý tiến độ, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng...
“Chúng tôi đề xuất Văn phòng Chính phủ vẫn là vai trò rất quan trọng để tập trung đưa ra những phương thức hoạt động mới của cơ quan nhà nước khi các giao dịch được số hóa và cho phép ra quyết định dựa trên dữ liệu. Bộ TT&TT là cơ quan giữ vai trò điều phối các hệ thống thông tin đã có để xây dựng nền tảng CPĐT thống nhất cho phép triển khai kết hợp tập trung – phân tán”, ông Trung khuyến nghị.
Vân Anh
" alt=""/>Thành công của Chính phủ điện tử là phép nhân giữa cải cách quản trị công với chuyển đổi sốĐáng ngại, 80% phải điều trị tích cực tổn thương phần phụ, do bệnh tình đã ở mức báo động. Có trường hợp chị Mây 45 tuổi ở Ninh Bình bị viêm nhiễm gây bỏng rát lan sâu vào trong tử cung, khiến bệnh nhân đau đớn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại bình thường”.
Lấy lại đam mê "yêu"
Một số cách sau đây sẽ giúp bạn lấy lại đam mê trong chuyện chăn gối:
1. Giải tỏa tâm lý:Nhiều phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên thường có tâm lý mình đã già, mặc cảm tự ti về nhan sắc, bởi ở tuổi này da bắt đầu trùng sệ, người thì nhiều mỡ, số đo ba vòng không được như xưa, khiến chị em ngại gần gũi chồng.
=> Bạn hãy khéo léo giúp vợ hiểu được giá trị của việc “chăn gối” kéo đối phương nhập cuộc bằng những lời nói êm ái, dịu dàng.
![]() |
Ảnh minh họa |
2. Khúc dạo đầu: Ở tuổi trung niên việc “bôi trơn” của chị em thường gặp nhiều khó khăn hơn lúc còn trẻ. Nếu các ông chồng quá vội vã sẽ khiến các chị chưa chuẩn bị được tâm lý. Việc gần gũi sẽ trở nên khó khắn, đau đớn, lâu ngày sẽ khiến các chị mất dần hứng thú, tìm cách xa lánh chuyện vợ chồng.
=> Để chuyện “chăn gối” được hòa hợp cả hai bên cần tận dụng thời gian bên nhau để hôn, ôm, chạm vào đối phương, kéo dài thời gian “vuốt ve” để thay đổi nhịp điệu và cường độ, từ đó đặt nền tảng cho việc yêu đạt đến cao trào.
3. Dùng thuốc hợp lý:Bạn có thể sẽ gặp những triệu chứng khó chịu khi mãn kinh, điều này có ảnh hưởng nhất định đến đời sống tình dục vợ chồng. Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu dòng sản phẩm có chức năng điều hòa lượng hormone sinh dục nữ.
=> Còn các loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên thường có tác dụng chậm hơn nhưng an toàn và hiệu quả bền lâu hơn so với các thuốc kích thích tình dục thông thường.
4. Luyện tập thể dục: Ở tuổi trung niên xương khớp của bạn cũng bắt đầu lão hóa, những cơn đau nhức xuất hiện với tần xuất ngày càng tăng, đây chính là thời kỳ bạn cần phải chú ý tới việc chăm sóc bản thân nhiều hơn. Bạn nên vận động nhiều hơn bằng những bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tuổi tác như: đi bộ, chạy bước ngắn, tập aerobic, yoga…
=> Nên tập thường xuyên đều đặn ít nhất 2 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút trở lên.
(Theo SKGĐ)
" alt=""/>Nhịn “yêu” cũng gây họaĐường hóa học và hóa chất dùng chế biến cà phê tại cơ sở của ông Quang (xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc).
Một góc nhà còn nhiều mẻ bắp, đậu nành đã rang, pha hóa chất đen kịt, những thùng hóa chất đặc quánh như nhựa đường nấu chảy, bốc mùi khó chịu. Gian nhà thứ hai là nơi xay nguyên liệu thành bột với một cối máy xay, cạnh đó là một đống đậu, bắp vừa xay xong đổ trực tiếp ra nền nhà cáu bẩn. Ông Quang không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất cà phê bột, nhưng thừa nhận mỗi ngày cung cấp cho các quán cà phê hơn 100kg cà phê bột. Trong đó 90% là đậu nành, bột bắp trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc.
Tại cơ sở của ông Quang, lực lượng chức năng đã lập biên bản niêm phong 11 bao đậu nành (250kg), 33 bao hạt bắp (1.500kg), 4 bao cà phê đã rang (120kg), 30kg cà phê đã xay nhuyễn, 1 túi đường hóa học tên Sodium Cyclamate… Việc xử lý còn chờ kết quả xét nghiệm, phân tích các thành phần trong sản phẩm cà phê bột.
Trong vai người kinh doanh cà phê bột, chúng tôi được mục sở thị cơ sở rang xay cà phê K.Th.X (phường Hoà Khánh, TP.Buôn Ma Thuột) ngổn ngang can, lọ đựng hoá chất, nguyên liệu toàn ngũ cốc. Ông Ng.Q.H - chủ cơ sở - tiết lộ: "Để ra cà phê bột giá rẻ thì bắp, đậu nành phải chiếm tỉ lệ 70 - 80% trở lên. Muốn cà phê có màu sắc đẹp, mùi vị thơm, phải pha cả chục loại hóa chất như CNC tạo quánh, caramen tạo mùi, chất tạo bọt trắng và nhiều loại hương liệu khác nhau. Tỉ lệ ra sao thì mỗi người có một bí quyết riêng, cái này tôi không tiết lộ được”.
Hỏi khả năng giao hàng thế nào, ông chủ này khẳng định, mỗi ngày dư sức giao 1.000kg cà phê bột thành phẩm. Còn bà Th.Ph - chủ cơ sở ở phường Tân Hòa, TP.Buôn Ma Thuột - giải thích: "Giá cà phê hạt khá đắt, trong khi đầu ra phải cạnh tranh khốc liệt về giá, nên muốn có lời phải độn đậu nành, bắp, thêm hóa chất và phụ liệu để thành cà phê".
![]() |
Hai thùng nhựa chứa hóa chất tại cơ sở chế biến “cà phê” của ông Quang (TP. Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc). |
Dẫn chúng tôi tham quan "nhà xưởng", bà X giới thiệu: “Lọ này là chất làm keo, thường gọi là CNC, có tác dụng làm cho cà phê sánh. Chai này là chất tạo bọt trắng, nhờ nó mà cà phê sau khi pha xong chỉ cần khuấy nhẹ là sủi bọt, nhìn hấp dẫn. Còn những chai này là caramen tạo mùi vị, đường hóa học làm tăng độ béo và nhiều chất linh tinh nữa...". Hỏi toàn hóa chất như vậy, cà phê chẳng khác nào thuốc độc? Bà X tỉnh bơ: "Tôi làm cà phê này lâu rồi, khách hàng ngày nào cũng uống, không thấy ai bị gì cả”.
Đầu độc người tiêu dùng
Ông Cao Chánh Phương - chủ cơ sở chế biến cà phê bột Phương Sanh, TP. Buôn Ma Thuột - phân tích: "Giá thành 1kg cà phê bột khoảng 100.000 đồng, nhưng cà phê bẩn chỉ cần bán được nửa giá này đã lãi gấp 3 - 4 lần do nguyên liệu là đậu nành, bột bắp, hóa chất trôi nổi rất rẻ". Cũng theo ông Phương, các quán cà phê cũng có lỗi một phần, bởi họ toàn chọn mua cà phê giả, cà phê bẩn cho rẻ. Chính vì vậy, các cơ sở chế biến cà phê bẩn, hoạt động không phép nở rộ như nấm sau mưa, không thể kiểm soát được.
Thống kê từ các cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc, chỉ tính từ cuối năm 2012 đến nay, đã có gần 20 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê bột không đạt tiêu chuẩn bị phát hiện. Nhưng bị phạt không có nghĩa là họ từ bỏ cà phê bẩn, bởi lợi nhuận thu được rất lớn. Trong đó cơ sở chế biến cà phê của ông Nguyễn Đình Quang hoạt động từ năm 2013, từng bị xử phạt gần 40 triệu đồng, sau đó vẫn tái phạm.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Lan - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Đắc Lắc - hỗn hợp ngũ cốc rang cháy, tức cà phê bẩn có tác hại rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, trong đó đậu nành, bột bắp cháy đen tẩm hóa chất có thể gây ung thư. Nhiều cơ sở còn sử dụng thuốc ký ninh (thuốc trị sốt rét) hoặc caffeine để tăng vị đắng, tăng cảm giác kích thích, giúp vui vẻ, hưng phấn, không gây buồn ngủ... cho người uống cà phê. Caffeine là chất gây mất ngủ, đi tiểu nhiều, tiêu chảy... Người sản xuất còn sử dụng những chất tạo bọt có thể gây kích ứng da, tổn thương niêm mạc; một số chất có kim loại nặng, dễ gây nhiễm độc cơ thể...
Trong khi đó, Chi cục Quản lý thị trường Đắc Lắc cho biết, việc xử lý cơ sở chế biến cà phê bẩn rất khó do thiếu máy móc xét nghiệm, nhân lực, lại liên quan đến rất nhiều ngành. Chế biến là ngành nông nghiệp, sản phẩm ra thị trường là ngành công thương, khi pha thành thức uống là ngành y tế... Nhiều vậy, nhưng thiếu sự phối hợp nên vẫn chưa thể kiểm soát được chất lượng cà phê.
(Theo Lao động)
" alt=""/>Bột bắp + hoá chất = cà phê